Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển

Tác động của việc giảm giá cước vận tải biển sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trong giai đoạn 2023-24.

Theo Freightos Baltic Index (FBX), giá cước vận chuyển container toàn cầu cuối tuần qua đã rơi xuống mức 1.416 USD cho một container 40ft, mức thấp nhất kể trong hơn 3 năm kể từ cuối tháng 3/2020. Thực tế, chỉ số này đã liên tục giảm mạnh trong hơn một năm trở lại đây. So với đỉnh, giá cước vận chuyển container đã “bốc hơi” đến 87%.

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển - Ảnh 1.

Chỉ số Global Container Freight Index. Nguồn FBX

Chiều ngược lại, theo tradingeconomics, Baltic Exchange Dry Index (BDI) – Chỉ số đo lường chi phí vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới, vừa kết thúc tuần trước tại mức 1.560 điểm, mức đóng cửa tuần cao nhất kể từ giữa tháng 12/2022. Trước đó, chỉ số này đã liên tục sụt giảm mạnh qua đó rơi xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm vào tháng 2 vừa qua. Dù đã tăng gấp 3 lần sau 7 tuần trở lại đây, chỉ số BDI vẫn còn thấp hơn đến 70% so với đỉnh hồi tháng 10/2021.

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển - Ảnh 2.

Chỉ số BDI. Nguồn tradingeconomics

Sự hồi phục của giá cước vận tải biển thời gian gần đây chủ yếu đến từ kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng tình trạng dư cung vẫn sẽ gây áp lực lên giá cước vận tải biển trong thời gian tới. CTCK này nhận định ngành vận tải biển toàn cầu vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại cũng như sản lượng vận tải biển.

Tương tự, Mirae Asset cũng nhận định ngành vận tải biển sẽ chịu áp lực từ nhu cầu suy yếu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khi các NHTW duy trì việc tăng lãi suất điều hành để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid và ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine có khả năng sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái trong năm 2023.

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển - Ảnh 3.

Thương mại toàn cầu năm 2023 nhiều khả năng tăng trưởng thấp nhất từ năm 2021, sau giai đoạn dịch COVID và thấp hơn nhiều so với trung bình 2000-2019. Sự phục hồi của hoạt động thương mại sau đại dịch đang ở mức thấp hơn so với các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ.

Tăng trưởng thấp kết hợp với lạm phát chưa được kiểm soát hoàn toàn có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu thụ ở các thịtrường xuất khẩu chính của Việt Nam, ảnh hưởng đến sản lượng XNK và thông quan. Mirae Asset dự phóng giá trị XNK và SL thông quan rất khó duy trì tăng trưởng như các năm trước và nhiều khả năng sẽ đi ngang trong 2023.

Kế hoạch kinh doanh thận trọng

Kết quả kinh doanh của hãng tàu có độ trễ nhất định với biến động của giá cước vận tải biển do các hợp đồng thuê tàu định hạn thường được ký từ 6-12 tháng. Do đó, tác động của việc giảm giá cước vận tải biển sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trong giai đoạn 2023-24.

Riêng trong năm 2023, Mirae Asset cho rằng các công ty có doanh thu chính từ cung cấp dịch vụ vận tải biển sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn và mức biên lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước. Lường trước những khó khăn, thách thức trong năm nay, nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã lên kế hoạch kinh doanh rất thận trọng.

Sau một năm lập kỷ lục, Vận tải và Xếp dỡ Hải An ( HAH lên kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 đi lùi với mục tiêu đạt tổng sản lượng hơn 1 triệu TEU, trong đó khai thác cảng là 418.000 TEU; khai thác tàu 396.000 TEU; sản lượng Depot 192.000 TEU. Tổng doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 2.960 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 492 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 40% so với thực hiện năm trước.

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển - Ảnh 4.

Vosco VOS cũng lên kế hoạch sản lượng vận chuyển đạt 6,58 triệu tấn, đi ngang so với mức thực hiện năm trước. Tổng doanh thu năm 2023 dự kiến giảm 37,7% so với cùng kỳ, xuống còn 1.597 tỷ đồng trong đó doanh thu vận tải đạt 1.506 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 197,7 tỷ đồng, giảm hơn 67% so với năm trước.

Trong khi đó, Viconship (VSC) đặt mục tiêu sản lượng bốc xếp cảng biển đạt 1.150.000 TEU, bốc xếp các lại depot 800.000 TEU, bốc xếp kho 1.200.000 m3, vận chuyển ô tô 1.300.000 TEU, đại lý container 5.500 TEU và logs 18.500 TEU. Tương ứng, chỉ tiêu doanh thu năm 2023 đạt 2.250 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm trước.

Dù vậy, Viconship chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 260 tỷ đồng, giảm 45,5% so với kết quả năm 2021. Theo ban lãnh đạo công ty, chỉ tiêu tài chính năm 2023 bị ảnh hưởng bời lãi vay ngân hàng để thực hiện chương trình đầu tư nhận chuyển nhượng đạt tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển và lỗ khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết dự kiến 240 tỷ đồng.

Sóng gió bủa vây ngành vận tải biển - Ảnh 5.

VIMC (MVN) cũng nhận định thị trường tàu hàng rời, tàu container sẽ suy giảm mạnh do lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia, suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới năng lực mua sắm hàng hoá, lượng hàng tồn kho tích trữ nhiều. Tổng công ty đặt mục tiêu sản lượng vận tải biển năm 2023 dự kiến 17,7 triệu tấn; sản lượng khối cảng biển 134,7 triệu tấn. Chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 13.354 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 23,7% so với năm trước.

Dù còn nhiều thách thức nhưng VNDirect cho rằng vẫn có một số yếu tố khả quan có thể phần nào giảm bớt tác động tiêu cực từ việc giảm giá cước. Ngoài việc Trung Quốc mở cửa trở lại thúc đẩy thương mại toàn cầu, giá dầu Brent trung bình được dự báo sẽ duy trì quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay sẽ giúp giảm chi phí nhiên liệu cho các công ty vận tải biển.

[woocommerce_my_account]