Tỷ giá đồng Nhân dân tệ và chi phí nguyên vật liệu tăng lên tới 10% so với đầu năm
Tổng quan thị trường và giá cả quý III năm 2020
Những tháng cuối năm 2020 dự báo có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá cả. Giá nhiều loại nguyên vật liệu, nhiên liệu có xu hướng tăng 10% so với đầu năm.
CPI quý III/2020 tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng quý năm trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,47%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,36%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,56%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,67%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,11%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,51%; Giáo dục tăng 3,52%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,48%. Có 3 nhóm giảm giá: Nhóm Giao thông giảm 13,39%; Bưu chính viễn thông giảm 0,54%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,65%.
Một số nguyên nhân tác động làm tăng CPI quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước
(1) Chỉ số giá nhóm thực phẩm quý III/2020 tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá thịt lợn quý III/2020 tăng 75,34% so với cùng quý năm trước làm cho CPI chung tăng 2,55%.
(2) Giá gạo quý III/2020 tăng 6,28% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu trong nước và thế giới tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thêm vào đó chất lượng gạo của Việt Nam được các đối tác trên thị trường quốc tế đánh giá cao.
(3) Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình quý III/2020 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao nên giá suất ăn ở quán bình dân tăng.
(4) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục quý III/2020 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh một số nguyên nhân tác động tăng CPI quý III/2020 còn một số nguyên nhân làm giảm CPI quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước
(1) Trong quý III/2020, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 5 đợt tăng/giảm khác nhau giữa các loại xăng và dầu diezen. Bình quân quý III/2020 giá xăng dầu giảm 27,11% so với cùng kỳ năm trước.
(2) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá vé tàu hỏa, theo đó giá vé tàu hỏa quý III/2020 giảm 8,21% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm làm cho giá vé máy bay quý III/2020 giảm 40,81% so với cùng kỳ năm trước.
(3) Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành du lịch, nhu cầu du lịch của người dân giảm trong các tháng thực hiện giãn cách xã hội. Chỉ số giá dịch vụ du lịch trọn gói quý III/2020 giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá nhân dân tệ: 10.6% so với đầu năm (3300 – 3650, giá thị trường tự do)
Sau khi đạt mức tăng mạnh nhất 12 năm trong quý 3 vừa qua, tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục xu hướng đi lên đầy ấn tượng, đạt mức cao nhất một năm rưỡi.
Nguyên nhân đầu tiên là do chỉ số USD suy yếu. Chỉ số Dollar Index (DXY) là thước đo sức mạnh của đồng USD so với rổ 6 loại tiền tệ chính khác, bao gồm đồng bảng Anh và đồng euro, được tính toán bởi Intercontinental Exchange (ICE). Dữ liệu cho thấy DXY đã suy yếu kể từ tháng 5 và gần đây đã giảm xuống dưới 92. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5.2018. Theo nhà phân tích trưởng về thu nhập cố định của CITIC Securities, chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có của FED kể từ khi đại dịch xảy ra và sự lạnh giá của thị trường chứng khoán Mỹ đã làm giảm giá đồng USD đến mức các nhà đầu tư bắt đầu tránh xa nó.
Ông Wen Bin – Trưởng nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Minsheng Trung Quốc cho rằng: “Công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc đã đạt những kết quả đáng kể. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi và cải thiện. Theo đó, các chỉ số kinh tế chính cũng đang dần cải thiện. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng khả quan trong quý II. Điều này tạo ra sự hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng nhân dân tệ”.
Các yếu tố cơ bản tăng cường của Trung Quốc được phản ánh trong tỉ giá hối đoái đồng nhân dân tệ. Đánh giá về hoạt động của chỉ số PMI ngành sản xuất, sau sự sụt giảm như tuột dốc không phanh hồi tháng 2, sự thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc đã dần phục hồi.
Nguyên nhân thứ 3 là tài sản nhân dân tệ là phổ biến. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh việc mở cửa thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư quốc tế lạc quan về triển vọng kinh tế và tài sản bằng đồng nhân dân tệ của nước này. Điều đó được thể hiện qua các dòng vốn nước ngoài liên tục đổ vào thị trường vốn của Trung Quốc, giúp đồng nhân dân tệ mạnh lên. Rõ ràng, sức mạnh của tỉ giá đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục.
Câu hỏi đặt ra: Vậy vật giá tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu %?