Cách ly xã hội: Cuộc thực nghiệm ‘cân não’

Các biện pháp cách ly xã hội để chống lại đại dịch Covid-19 là một thực nghiệm quy mô cực lớn về mức độ mà toàn bộ dân số buộc phải tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ. 

 

Bằng cách xem xét các giới hạn và tính kiên cường của người dân, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp đảm bảo rằng các quy tắc đó vẫn có hiệu quả tới khi các nhà dịch tễ học cho là cần thiết.

Khi các chính phủ đưa ra các quy tắc phân tán xã hội với mức độ nghiêm ngặt khác nhau để chống lại đại dịch Covid-19, câu hỏi rằng những biện pháp này sẽ tồn tại trong bao lâu đã gây ra những cuộc tranh luận mạnh mẽ. Nhiều nhà kinh tế và tâm lý học cảnh báo rằng một thời gian dài bị “giam” tại nhà sẽ gây thiệt hại cho người dân về sức khỏe tinh thần và tài chính, trong khi các nhà dịch tễ học sẽ lập luận rằng việc duy trì phong toả sẽ giúp làm phẳng đường cong lây nhiễm (flatten the curve) nhanh hơn. Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét cả hai quan điểm này để đưa ra những quyết định khôn ngoan và đúng đắn.

May mắn thay, có những nghiên cứu tích cực về sự tuân thủ các quy định của chính phủ. Trước tiên, mọi người dân cần biết và hiểu các quy tắc để tuân theo chúng. Và nếu công dân nghĩ rằng một quy tắc có khả năng gây ra thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất, họ sẽ không sẵn sàng tuân thủ nó. Đó là lý do tại sao đôi khi chính phủ sử dụng các biện pháp khuyến khích hoặc hình phạt kinh tế để khuyến khích hoặc ép buộc sự tuân thủ.

Những cuộc phong tỏa ban đầu có thể được xem là nỗ lực tập thể về sự thận trọng và trách nhiệm. Ảnh: Reuters

Những cuộc phong tỏa ban đầu có thể được xem là nỗ lực tập thể về sự thận trọng và trách nhiệm. Ảnh: Reuters

Nhưng cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” này sẽ không hiệu quả trừ khi các đối tượng mục tiêu thực sự có đủ khả năng để thực hiện tuân thủ. Và cách phong tỏa chưa từng có để đối phó với đại dịch Covid-19 – với các biện pháp từ tự cô lập đến phạt tiền hoặc phạt tù đối với những người vi phạm các quy tắc – là một thử nghiệm lớn về mức độ toàn bộ dân số có thể tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ.

Rốt cuộc, nhốt mọi người trong nhà của họ là một hình thức giam giữ hợp pháp ở nhiều quốc gia và đã có từ thời cổ đại. Đã có hàng chục ngàn người vi phạm các hướng dẫn cách ly ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha và các nơi khác, khiến các chính phủ phải đưa ra các hình phạt nặng hơn. Nhưng trong khi hầu hết mọi người sẵn sàng tuân thủ các quy tắc cách ly xã hội trong một thời gian ngắn, thì việc gây áp lực tài chính và tinh thần cuối cùng cũng sẽ làm hao mòn dần ý thức tuân thủ của họ.

Vì vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đảm bảo rằng các quy tắc giới nghiêm vẫn có hiệu lực trong suốt thời gian các nhà dịch tễ học cho rằng là cần thiết, họ cần thiết kế các biện pháp đó với cách tiếp cận đa dạng, tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tâm lý học, nhà kinh tế và đặc biệt là các nhà công nghệ. Để tối đa hóa sự tuân thủ việc phong toả, cái giá phải trả về các bệnh tâm thần và đau khổ cảm xúc không được phép cao hơn thiệt hại mà việc phong toả, ngăn chặn này gây ra.

Ví dụ, các quy phong toả hiện tại ở Đức, Vương quốc Anh và Bỉ cho phép mọi người đi dạo hoặc chạy bộ nhưng cấm các cuộc tụ họp công cộng với hơn hai người, và có thể được duy trì trong một hoặc hai tháng. Ngược lại, phong toả toàn diện ở Italy, Pháp và Tây Ban Nha sẽ chỉ hoạt động trong thời gian ngắn hơn nhiều.

Tạo nên các yếu tố lành mạnh trong thời gian cách lý giúp cải thiện khả năng đối phó và tuân thủ các quy tắc trong thời gian dài hơn, do đó giúp chính phủ có thêm thời gian để xây dựng hệ thống phòng thủ cần thiết chống lại virus. Những quy định như vậy thậm chí có thể khuyến khích những thói quen tốt hơn trong dân chúng, cũng như các doanh nghiệp, về lâu dài.

Mặc dù việc vội vàng sớm nới lỏng các lệnh phong toả là vô trách nhiệm, nhưng phong toả toàn bộ, bao gồm các lệnh cấm đối với mọi hoạt động ngoài trời, có thể phản tác dụng, vì chúng làm tăng mất mát, phí tổn về tâm lý và kinh tế cho việc tuân thủ của người dân và chính phủ. Mọi người sẽ bắt đầu cạn kiệt sự kiên nhẫn – đặc biệt là khi khả năng phục hồi tài chính của họ giảm và cái giá cho việc ép buộc tuân theo luật lệ sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến công việc thủ công lành nghề hoặc lao động chân tay vẫn có thể được tiếp tục diễn ra trong sự quan sát theo dõi chặt chẽ các giao thức xa cách xã hội. Cách tiếp cận này đã được Quebec và Ontario ở Canada áp dụng. Bằng cách đưa ra các quy tắc kết hợp mức độ khả thi của hoạt động kinh tế và xã hội với việc kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong xã hội trên phạm vi lớn, các chính phủ có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi tài chính và tinh thần của các cộng đồng trong tầm ngắm. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì việc phong toả đang ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn so với người giàu, và tác hại chắc chắn kéo dài.

8d138b33ca2fa76ac88710684f9774-4491-7832

Việc cấm tất cả các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài là giải pháp kém sáng tạo nhất. Ảnh: Getty Images

Hơn nữa, đối với phần lớn người dân ở các nước đang phát triển, ở nhà nghĩa là không có thu nhập. Các cộng đồng dễ bị tổn thương như vậy có khả năng phục hồi tài chính chỉ ở mức tối thiểu và do đó rất khó tuân thủ các biện pháp phong toả nhằm ngăn chặn đại dịch – và chính phủ không thể làm được gì nhiều nếu phải đối mặt với một phản ứng ngược và dữ dội. Điều này đặt ra một rủi ro bổ sung cho nền y tế toàn cầu. Thử nghiệm nhanh trên quy mô lớn sẽ là công cụ để giải quyết đại dịch ở các nước nghèo cho đến khi một loại vắc-xin hiệu quả nằm trong tầm tay chúng ta.

Do đó, kiềm chế đại dịch Covid-19 hiện nay cần rất nhiều biện pháp can thiệp khác nhau, từ sản xuất đủ máy thở và các thiết bị y tế khác cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt, để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả được phổ biến rộng rãi. Và trong khi nghiên cứu và phát triển sẽ mất thời gian, các chính phủ đã có trong tay những công cụ như giám sát và thực thi các quy tắc phân tán xã hội thông minh, dưới dạng GPS, máy bay không người lái, big data và các công nghệ di động khác nhau. Trên thực tế, chúng ta có tất cả các công nghệ cần thiết để tạo ra các khu vực “miễn dịch” được xác định rõ trong các thị trấn và thành phố, khi việc di chuyển ra vào bị hạn chế. Các khu vực như vậy có thể được tạo ra đầu tiên là xung quanh cơ quan chính phủ và các tổ chức chăm sóc sức khỏe và sau đó mở rộng dần để bao gồm toàn bộ thành phố.

Việc cấm tất cả các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài là giải pháp kém sáng tạo nhất. Nó có thể làm phát sinh không chỉ các rối loạn sức khỏe tâm thần, mà còn gây ra các bệnh về thể chất, bạo lực gia đình và tan vỡ hôn nhân. Hơn nữa, việc cấm các hoạt động ngoài trời an toàn với lý do giảm nguy cơ vi phạm các quy tắc khác rộng hơn là một lập luận đi ngược lại luật pháp. Luật pháp không phải là để xử phạt mang tính rào cản trước những hành vi thậm chí chưa diễn ra.

Quy tắc phong toả nên cô lập những người vi phạm, không phải công chúng nói chung và cách ly xã hội không có nghĩa là giam giữ tại nhà. Bây giờ phong toả Covid-19 có thể cảm thấy như một nỗ lực tập về sự thận trọng và trách nhiệm. Nhưng càng kéo dài, nó sẽ cảm thấy như một hình phạt tập thể cho những vi phạm của một thiểu số. Các biện pháp hà khắc như vậy sẽ đe dọa làm giảm tinh thần cộng đồng và làm cho việc tuân thủ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Chu Quang (Theo Project Syndicate)

 

[woocommerce_my_account]