Bốn câu nói khách hàng không thích nghe trong bán hàng!

Kẻ thù lớn nhất trong bán hàng không phải là đối thủ quá mạnh, sản phẩm không tốt, giá quá cao, không phải là lời từ chối của khách hàng, không phải do hệ thống công ty, mà là: Lời phàn nàn của bạn! Lời bào chữa của bạn!

Infographic] Tăng chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách xử lý phàn nàn

Việc bán hàng có thể thành công, phải dựa trên dựa trên sự kiên cường của anh ta , sợ khó sợ khổ, còn tìm những lời bào chữa và lý do cho sự kém cỏi cho bản thân! Thật lòng mà nói, thành công đối với những người này có khoảng cách quá xa.

Với tư cách là một khách hàng mà nhân viên bán hàng mong muốn. Tôi cũng rất phản cảm với những thái độ hời hợt không hợp tác của nhân viên bán hàng.

Vậy, những lời phàn nàn và viện cớ nào mà khách hàng không thích phải nghe từ nhân viên bán hàng?

6 khiếu nại của khách hàng thường gặp và 8 kỹ năng giải quyết

1. Đó không phải là trách nhiệm của tôi

Ý của câu này là anh/chị đã tìm nhầm người rồi, anh/chị thích tìm ai thì tìm, dù sao tôi không phụ trách vấn đề này. Một khi gặp trường hợp như vậy, khách hàng sẽ nghĩ gì trong lòng? Không phải bạn phụ trách , vậy bạn phải nói cho tôi biết ai là người phụ trách. Một công ty không có ý thức tập thể thì có thể cung cấp dịch vụ tốt? Khách hàng sẽ đặt một dấu chấm hỏi lớn .

Bạn nên nói : Tôi xin lỗi, việc này tôi không thể tự quyết định được. Tuy nhiên, xxx phụ trách vấn đề này, tôi sẽ giúp anh/chị chuyển thông tin đến người phụ trách . Anh/chị đợi chút, mời anh/chị ngồi xuống và dùng một cốc nước trước. (Xoa dịu sự không hài lòng của khách hàng và tích cực đáp ứng nhu cầu của khách hàng.)

2. Tôi không biết

Điều này khó chịu hơn lời nói trên. Một công ty tốt thì ngay cả lễ tân cũng phải biết ai phụ trách công việc nào và khi có vấn đề xảy ra ai sẽ là người giải quyết phù hợp nhất, tốt nhất. Hãy là người chủ động nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề 1 cách hiệu quả nhất trong khả năng và vai trò của mình.

Khách hàng không thể nhớ được ai là người tư vấn, bán hàng cho mình mà họ xem mọi nhân viên bán hàng như người trong cuộc. Nếu người trong cuộc không biết thì khách hàng nên đến gặp ai? Nên nói: Tôi xin lỗi, vấn đề này tôi không rõ lắm. Nhưng, anh/chị hãy đợi một lát, tôi sẽ giúp anh/chị liên hệ đồng nghiệp / người có liên quan có thể giúp anh/chị giải quyết vấn đề này.

3. Anh ấy không ở đây

Đôi khi khách hàng muốn tìm đối tác nhưng đối tác không nghe máy vì nhiều lý do khác nhau, họ gọi điện đến công ty và nhận được câu trả lời anh ta không có ở đó. Nếu trong trường hợp khách hàng đang có ý kiến với bản thân anh ta, lúc này khách hàng sẽ càng thêm tức giận. Những lời khách hàng thực sự muốn nghe là gì ? Anh ấy hiện không có ở đây. Anh/chị có việc gì cần tôi có thể chuyển lời đến anh/chị ấy hoặc là tôi có thể yêu cầu anh ấy trả lời anh/chị ngay sau khi tôi tìm thấy anh ấy.

4. Không có cách nào cho việc này

Đôi khi khiếu nại của khách hàng, chỉ mong bạn nhanh chóng đưa ra cách giải quyết. Lẽ ra bạn phải giải quyết vấn đề, nhưng câu trả lời mà bạn đưa ra cho khách hàng là không có cách nào cả. Ngay lập tức giảm kỳ vọng của khách hàng về bạn hoặc công ty đến mức âm, và làm tăng thêm những mâu thuẫn đáng lẽ đã được giải quyết. Cuối cùng, sẽ phải trả một cái giá lớn hơn để khôi phục hình ảnh của công ty hay lấy lại thiện cảm với khách hàng.

Gặp đồng đội yếu về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng phải nói là nỗi buồn của nhân viên kinh doanh tuyến đầu, vì bạn đang tiến về phía trước, còn đồng đội của bạn ở phía sau giúp bạn đánh gục khách hàng. Trên thực tế, cố gắng làm tốt công việc bán hàng không phải là chuyện của một người mà là cả một đội ngũ cùng làm để hoàn thành tốt công việc, xây dựng thương hiệu thời trang.

Ngoài ra, bán hàng cần có 12 phẩm chất quan trọng hơn năng lực:

Doanh nghiệp cần làm gì để vượt kỳ vọng của khách hàng? - Công ty Cổ phần BPO Mắt Bão

1.Trung thành

Đứng trên lập trường của công ty để suy nghĩ vấn đề, trung thành bảo vệ lợi ích của công ty, có thể chịu được thử thách, đối mặt với cám dỗ.

2. Sự tận tâm

Sự tận tâm trong công việc là yêu cầu quan trọng của tất cả các ngành nghề. Không có sự tận tâm làm việc thì kết quả công việc chỉ nằm ở mức đạt mà không tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Thiếu đi sự tận tâm trong công việc dần dần sẽ biến con người ta ngày càng có thái độ hời hợt “làm cho xong”. Đặc thù của ngành nghề liên quan đến dịch vụ chăm sóc khách hàng mà thiếu đi sự tận tâm trong công việc như vầng trăng khuyết vậy. Không có cống hiến, hi sinh thì thành quả không bao giờ được viên mãn.

3. Tính Chủ Động

Đừng việc gì cũng phải đợi người giao nhiệm vụ , từ “ muốn tôi làm” , đến “ tôi muốn làm”, hãy chủ động làm điều gì đó “ngoài phận sự” làm trước nói sau .

Yêu cầu cao: yều cầu một bước, làm được ba bước.

4. Có trách nhiệm

Một cách xây dựng sự tin cậy cho khách hàng

Cốt lõi của trách nhiệm nằm ở tinh thần trách nhiệm, làm tốt từng việc nhỏ. Lời hứa đáng giá ngàn vàng, hoàn toàn không có lời bào chữa, hãy để vấn đề dừng lại ở bạn, và đừng phạm phải sai lầm lớn do một chút sơ suất.

5. Tập trung vào hiệu quả

Không phân tâm, Toàn tâm toàn ý, xác định số lượng công việc hàng ngày, trì hoãn là sát thủ hung ác nhất trong sự nghiệp, tập trung các việc cần ưu tiên. Ngăn chặn chủ nghĩa hoàn hảo trở thành kẻ thù của hiệu quả.

6. Định hướng kết quả

Ngay từ đầu phải nghĩ cách hoàn thành công việc, luôn có nhiều giải pháp hơn vấn đề, tạo điều kiện để hoàn thành công việc, làm đúng ngay từ đầu và hoàn thành công việc ngoài mong đợi.

7. Giao tiếp tốt

Nói trực tiếp, giải quyết ngay tại chỗ, giao tiếp và nói chuyện phiếm là hai việc khác nhau, không nói và nói quá nhiều đều là sai lầm, hãy mang theo kế hoạch để đặt câu hỏi, trau dồi chỉ số EQ mà chấp nhận phê bình. “Chiến binh” trong việc bán hàng, tìm kiếm doanh số bán hàng và theo dõi chúng tôi.

8. Hợp tác

Đồng đội tiến trước, bản thân tự lùi bước, nước chảy hòa vào biển, cá nhân hòa vào đồng đội, tuân theo sự sắp xếp tổng thể, chấp hành kỷ luật để đảm bảo hiệu quả chiến đấu, không làm “ điềm yếu “ của đồng đội, nên cân nhắc nhiều đến người khác, hãy để năng lực được khuếch đại trong đội .

9. Có Chí Tiến Thủ

Luôn bắt kịp nhịp độ phát triển của doanh nghiệp, mang tâm thái tách rỗng đi học tập đi tiếp thu, tranh thủ thời gian nạp thêm năng lượng. Phát triển “lợi thế so sánh” của riêng bạn và thử thách bản thân.

10. Khiêm tốn

Tài năng không kiêu ngạo, khắc phục tâm lý “không biết trọng nhân tài” không làm ra vẻ, hãy tôn trọng mọi người, cố gắng làm được danh thực tương phù, thành tích chỉ là điểm khởi đầu, lấy danh dự làm động lực.

11. Tiết kiệm

Đừng dùng tiền của sếp không đúng cách, phải trung thực và đừng giở trò, đừng lãng phí từng tờ giấy, đừng lãng phí từng phút làm việc; mỗi đồng chi tiêu cho công ty phải nhận được lợi ích lớn nhất: tất cả các khoản tiết kiệm được đều là lợi nhuận .

12. Biết ơn

Thành thật mà nói, trong chiến lược kinh doanh luôn cảm thấy rằng “thành tựu” là hỗ trợ lẫn nhau . Công ty cung cấp một nền tảng và cơ hội cho bản thân mình, và những gì bản thân mình trả lại cho công ty là lợi nhuận. Tất nhiên, bạn vẫn phải học cách biết ơn: công ty cho bạn công việc, công việc cho bạn cơ hội học hỏi và phát triển, đồng nghiệp cho bạn sự hợp tác, khách hàng giúp bạn đạt thành tích, đối thủ cho bạn thấy khoảng cách, và những người phê bình khiến bạn trở nên hoàn hảo.

[woocommerce_my_account]