Phân biệt Trung gian và Cầu nối trong logistics – nhân tố ở giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng

Cả 2 hình thức Trung gian hoặc Cầu nối đều đóng vai trò then chốt cho cả bên bán (doanh nghiệp sản xuất – phân phối) và bên mua (người tiêu dùng). Nhờ các mối quan hệ, kinh nghiệm cũng như khả năng tiếp cận thị trường… các đơn vị này sẽ giải quyết được bài toán phân phối hóc búa mà nhiều doanh nghiệp gặp phải, hay còn được gọi là “mắt xích” lo đầu ra cho sản phẩm của nhà sản xuất. Cùng THL logistics phân biệt giữa Trung gian và Cầu nối có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé.

 

 

Một điểm giống nhau duy nhất là cả 2 hình thức đều tính phí phiên dịch trong suốt quá trình hỗ trợ đàm phán và tính toán giá về tận nơi.

 

 

 

Về mặt khác nhau, THL xin trình bày theo bảng dưới đây.

– Với hình thức cầu nối: sẽ giữ bí mật thông tin hàng hóa, không thu hoa hồng. Khách hàng sẽ đàm phán trực tiếp, có sự minh bạch về giá cả mua bán. Bản chất rủi ro chất lượng và số lượng hàng sẽ có và những bên cầu nối sẽ không chịu trách nhiệm về khoản này.

– Với hình thức trung gian: thông tin hàng hóa luôn có sẵn, đa dạng. Việc thu hoa hồng có thể diễn ra, có thể cả 2 bên. Thông tin có thể hoặc không minh bạch hoàn toàn. Giá cả mua bán chưa chắc được minh bạch và nhất là khi xảy ra rủi ro trong chất lượng và số lượng hàng, trung gian phải có trách nhiệm giải quyết, nhưng nhập hàng Trung Quốc lúc về thì dễ, lúc trả lại sẽ không dễ dàng.

 

 

 

Trên đây là tổng hợp ngắn gọn, phân biệt điểm giống và khác nhau giữa Cầu nối và Trung gian. Cả 2 hình thức đều là mắt xích quan trọng để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng đồng thời hỗ trợ nhiều hơn cho nhà sản xuất nhằm giảm chi phí, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, để lựa chọn hình thức phù hợp để việc vận chuyển hàng trở nên hiệu quả đòi hỏi khách hàng cần có tìm hiểu kỹ khi lựa chọn.

[woocommerce_my_account]